Bệnh gai cột sống l4 l5 là gì? Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ

Bệnh gai cột sống l4 l5 là một tình trạng bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều người. Bài viết hôm nay, chuyên gia của INĐembassy sẽ chia sẻ những kiến thức về tình trạng bệnh này.

Gai cột sống L4 L5 là gì?

Gai cột sống về bản chất là khái niệm chỉ hiện tượng canxi lắng đọng quá nhiều giữa các sụn khớp, hình thành nên các gai xương. Phổ biến hơn cả là gai cột sống lưng.

Cột sống lưng mỗi chúng ta được cấu tạo nên bởi 5 đốt sống có ký hiệu từ L1 đến L5. Ghi nhận thực tế cho thấy phần xương dễ bị gai nhiều nhất là L4 và L5 – phần đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất cột sống thắt lưng. Nhiệm vụ của L4 và L5 là nâng đỡ toàn bộ cơ thể, chịu trách nhiệm với những chuyển động của chủ nhân.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh là cơn đau kéo đến bất ngờ, có khi âm ỉ có khi dữ dội. Đau nhiều hơn khi vận động nhưng lại giảm đi khi được nghỉ ngơi dẫn tới người bệnh không quá để ý, cho rằng chỉ cần nằm nghỉ sẽ khỏi.

Không chỉ thế, hầu hết bệnh nhân bị đau L4, L5 đều cho biết các cơn đau không khu trú tại một nơi mà sẽ lan ra các bộ phận lân cận như hai bên hông, bắp chân, khuỷu chân, khiến các vùng này tê bì, mất cảm giác.

Gai cột sống L4 L5

Nguyên nhân gây gai đốt sống L4 L5

Có khá nhiều lý do khiến bạn bị gai đốt sống tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Tuổi tác: Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật tất yếu của tự nhiên, con người không thể nào chống lại được, tuổi càng cao đồng nghĩa với việc hệ xương sống càng bị lão hóa. Thêm vào đó, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và các khoáng chất sẽ khiến quá trình lão hóa này bị đẩy nhanh hơn.
  • Có tiền sử mắc bệnh xương khớp: Với những người đã từng mắc các bệnh viêm gân, viêm cơ xương thì nguy cơ hình thành gai xương rất cao do các tế bào xương được kích thích sản xuất liên tục.
  • Tư thế sai trong sinh hoạt: Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu lặp lại trong thời gian dài việc bê vác vật nặng, vận động không đúng cách, rèn luyện những môn thể thao nặng quá sức hoặc hay khom, cúi người đột ngột. Đặc biệt, đối tượng dân văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh cao do tính chất công việc phải ngồi 1 chỗ lâu ngày, ít vận động.
  • Chấn thương, tai nạn: Những va đập mạnh ở vùng cột sống khi bạn bị tai nạn giao thông, chấn thương trong sinh hoạt, vận động, chơi thể thao cũng gây ra những tổn thương cho đĩa đệm, cơ xương từ đó tạo điều kiện cho gai xương mọc ra.
  • Béo phì: Theo một thống kê gần đây của hiệp hội cơ xương khớp thì người có cân nặng vượt tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh cột sống gấp 2 lần người bình thường. Vì thế việc ăn uống khoa học, giữ mức cân nặng hợp lý tránh áp lực lên cột sống là điều vô cùng cần thiết.
Tham khảo thêm:
  1. https://indembassy.com.vn/benh-gai-cot-song-l4-l5/
  2. https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/spondylosis-what-it-actually-means