Gai cột sống có phải mổ không?

Gai cột sống có phải mổ không là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những kiến thức về vấn đề này.

Gai cột sống có phải mổ không?

Là một bệnh xương khớp phổ biến, gai xương đốt sống gây nhiều triệu chứng đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau ở vùng cổ, vai và thắt lưng, đặc biệt là những vị trí xung quanh gai xương.

Ngoài ra, bệnh cũng giảm sự linh hoạt của các khớp xương và khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn là những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra nếu không được điều trị dứt điểm: bại liệt, teo cơ, tàn phế, ung thư xương,…Điều này khiến nhiều người thắc mắc không biết liệu gai cột sống có nên mổ không?

Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị gai xương được áp dụng như sử dụng thuốc giảm đau không steroid, châm cứu, vật lý trị liệu, mát-xa,… Kết hợp giữa các biện pháp và thực hiện chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể chữa trị tận gốc và dứt điểm bệnh. Trong trường hợp tình trạng trở nặng thì người bị gai cột sống phải mổ. .

Vậy, bác sĩ sẽ chỉ định mổ khi nào? Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh lý, việc điều trị sẽ tập trung kiểm soát hệ thống xương cột sống, đĩa đệm và các gai xương bằng cách kết hợp những phương pháp nêu trên. Song, tùy thuộc vào tình hình bệnh trạng và mức độ ảnh hưởng mà nó gây ra, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ để cắt bỏ hoàn toàn gai xương. Đặc biệt là khi gai xương chèn ép vào tủy hoặc hệ thống dây thần kinh.

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Hầu hết tâm lý người bệnh đều ưu tiên lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn, không sử dụng "dao kéo". Do đó khi được chỉ định mổ, chắc hẳn nhiều người lo lắng không biết mổ gai xương có nguy hiểm hoặc gây ra biến chứng gì không.

Khi phẫu thuật cột sống, bác sĩ sẽ cắt bỏ những gai xương và đưa cột sống về hình dạng tự nhiên. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau nhức và có thể nhanh chóng vận động, sinh hoạt tự nhiên.

Sau khi mổ gai cột sống, bệnh nhân cần kết hợp với bác sĩ theo dõi vết mổ và tác dụng phụ nếu có. Trong trường hợp không may, vết mổ bị nhiễm trùng, lâu lành hoặc vùng da phẫu thuật bị kích ứng, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể yên tâm vì với sự hỗ trợ của nền y học hiện đại, mổ gai xương đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, trung bình tỉ lệ thành công của các ca phẫu thuật lên tới 85%.

Đọc đến đây có lẽ bạn đọc đã có được câu trả lời cho vấn đề mổ gai cột sống có nguy hiểm không. Bên cạnh đó, để phục hồi cơ thể và đảm bảo gai xương không phát triển lại sau phẫu thuật, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Thay vì vận động mạnh, khiêng vác hoặc chơi thể thao quá sức, người bệnh nên tập những bài vận động trị liệu nhẹ nhàng mà bác sĩ hướng dẫn.

Lưu ý: Có không ít trường hợp bệnh tái phát sau phẫu thuật. Người bệnh cần tiếp tục thăm khám và tiếp nhận điều trị.

Xem thêm:

  1. Gai cột sống có nên tập gym
  2. Bị gai cột sống có nên đi bộ không

Phẫu thuật gai đôi cột sống là thế nào?

Ngoài gai xương đốt, gai đôi xương sống cũng là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng khôn lường. Đây là trường hợp xương sống bị tách đôi do bẩm sinh hoặc biến chứng các bệnh về xương cột sống gây ra. Gai đôi xương sống gồm 3 loại: Gai thể ẩn, gai có nang và gai thoát vị màng não.

Thông thường, việc chữa trị bệnh này cũng ưu tiên điều trị bảo tồn, sử dụng các loại thuốc Đông, Tây Y kết hợp vật lý trị liệu, châm cứu và các dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, khi tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng và dùng thuốc không còn đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật gai đôi cột sống.

Phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng rễ thần kinh và ống tủy sống bị chèn ép bởi các gai đôi. Sau khi loại bỏ gai đôi, bác sĩ sẽ tiến hành đưa cột sống về hình dạng tự nhiên. Hậu phẫu, bệnh nhân cũng cần tuân thủ hết sức nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt bởi gai đôi xương sống được xem là căn bệnh rất khó điều trị.

Phẫu thuật gai đôi cột sống cũng đòi hỏi chi phí cao và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro hoặc tác dụng phụ. Do đó, nếu không thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý yêu cầu mổ.

Nguồn: indembassy.com.vn