Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh khá phổ biến xảy ra ở nhiều người. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến chuyên gia của INDembassy sẽ chia sẻ những kiến thức về tình trạng bệnh này.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu trong dạ dày do các tổn thương ở lớp niêm mạc. Hiện tượng này hay gặp nhất ở những người trong độ tuổi 25 – 50 và tỉ lệ mắc ở nam giới cao hơn hẳn so với phụ nữ.

Đối với người già, tỉ lệ mắc bệnh này không cao, chỉ khoảng 10% trong số những người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng và bệnh trạng lại rất dễ gây hiểu nhầm với bệnh về dạ dày khác như viêm loét dạ dày, viêm sung huyết dạ dày… dẫn đến điều trị không đúng cách gây nhiều biến chứng phức tạp. Tình trạng bệnh ở người cao tuổi cũng nghiêm trọng hơn so với người trẻ do diện tích vết loét lớn, vị trí loét thường là môn vị hoặc hang vị dạ dày.

xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Rất nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là điều đầu tiên cần làm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, dứt điểm, ngăn bệnh tái phát.

  • Tiền sử bệnh liên quan đến dạ dày: đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… lâu ngày hoặc không điều trị đúng cách có thể làm niêm mạc dạ dày tổn thương, nặng hơn sẽ gây ra chảy máu trong dạ dày.
  • Tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương trong sinh hoạt, khuân vác đồ nặng không may làm vùng bụng bị va đập mạnh có nguy cơ cao gây tổn thương, chảy máu niêm mạc dạ dày.
  • Nguyên nhân tâm lý: Trường hợp bệnh nhân đang mắc bệnh về hệ tiêu hóa lại bị căng thẳng thần kinh, tâm lý, lo âu, stress rất dễ xung huyết tại các vùng niêm mạc đang viêm loét do thành mạch căng giãn dẫn đến hiện tượng chảy máu.
  • Tiêu thụ nhiều bia, rượu, chất kích thích, thuốc tây: Các axit với hàm lượng cao trong các loại đồ uống có cồn khi vào dạ dày sẽ bào mòn niêm mạc, kích thước vết loét ngày càng mở rộng, các mạch máu vỡ ra gây chảy máu liên tục. Hiện tượng xuất huyết sẽ trở nên trầm trọng nếu không ngưng sử dụng các thực phẩm này.
  • Khẩu phần ăn thiếu khoa học: Ăn không đúng bữa, nhịn ăn sáng, không ăn/ăn ít rau củ, chất xơ, thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, thực phẩm chua, cay, nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gây viêm loét dạ dày nhanh chóng, bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến chảy máu bao tử.
Ngoài ra, thường xuyên thức khuya, mất ngủ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không cân bằng cũng rất dễ làm cho các ổ viêm trong dạ dày tiến triển thành loét và hiện tượng xuất huyết sẽ diễn ra.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Vì đây là căn bệnh khá phổ biến nên việc nắm được các biểu hiện của bệnh là cần thiết để nhận biết, điều trị sớm nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân yêu.

Xuất huyết dạ dày thường có các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn
  • Cảm giác miệng có vị tanh
  • Nôn ra huyết đen hoặc huyết tươi lẫn trong đồ ăn
  • Khó tiêu, đầy bụng
  • Đi đại tiện ra phân màu đen, mùi tanh hôi bất thường kèm theo máu tươi. Phân có màu đen sẫm là khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng
  • Căng bụng, đau bụng trên dữ dội, toát mồ hôi, da, niêm mạc nhợt nhạt. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu nếu có biểu hiện này, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra
  • Chóng mặt, hoa mắt, mạch yếu, da và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu
  • Thường xuyên ợ chua.
Trong nhiều trường hợp, người cao tuổi mắc bệnh không có biểu hiện rõ ràng, các cơn đau diễn ra không theo chu kì, quy luật, thậm chí một số bệnh nhân không có biểu hiện đau đớn. Khi bệnh xuất hiện ở người già thường kèm theo các cơn đau vùng tim, ức, bụng, còn đối với người trẻ là triệu chứng ợ chua và đau bụng trên.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào xuất huyết nhiều hay ít, nặng hay nhẹ ở bệnh nhân. Nếu bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, chảy máu ít, các vết loét có thể hồi phục sau khi dùng thuốc. Nhưng nếu xuất huyết nhiều, cơ thể mất lượng máu lớn trong thời gian ngắn thì sẽ dẫn đến các biến chứng phức tạp và đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh càng nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi, người đang có các bệnh lý đi kèm khác. Nguy cơ những đối tượng này phát sinh các bệnh khác như bục dạ dày, tiểu đường, tim mạch,… cũng cao hơn lớp trẻ. Số người già tử vong do xuất huyết dạ dày tương đối cao vì càng lớn tuổi, chức năng tái tạo tế bào mới thay thế tế bào cũ càng suy giảm nhiều.

Thực tế cho thấy, hiện tượng xuất huyết này làm sức khỏe của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Bệnh không được chữa trị sớm và triệt để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí dẫn đến tử vong. Ở nước ta, có khoảng 8% người mắc bệnh này tử vong do biến chứng.
Tham khảo thêm: